Tin tức

Tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước

Xúc tiến thương mại | 06-12-2023 | 1 lượt xem

Sáng ngày 19 tháng 10 năm 2023; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức Tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại thành phố Hà Nội. Chương trình tọa đàm, do đồng chí Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì. Tọa đàm diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cho hơn 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí tham dự.

Tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Văn Hoãn - Phó Chi cục trưởng; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì. Cùng tham dự chương trình tọa đàm có: công chức, viên chức các phòng, trạm trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; đại diện lãnh đạo, công chức một số phòng, đơn vị trong Ngành (Phòng Phát triển nông thôn Sở,  Chi cục Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi Thú y, Trung tâm Khuyến nông).

Chủ đề Tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước”. Tọa đàm tập trung vào một số nội dung: Định hướng thị trường trong nước, phát triển thị trường bán lẻ và thị hiếu người tiêu dùng; tìm kiếm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của từng địa phương.

Tại buổi toạ đàm đại diện một số cơ quan Trung ương, địa phương tham gia ý kiến chia sẻ:

-  Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội chia sẻ: Trong bối cảnh hiện nay, thành phố Hà Nội có 382 xã vẫn còn diện tích sản xuất nông nghiệp. Hiện tại Hà Nội có 70.779 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và 34 sản thương mại điện tử. Với tiềm năng lợi thế như vậy thì các sản phẩm nông lâm thủy sản chỉ đã và đang đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu thụ của người dân. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã kí kết biên bản giao thương với 43 tỉnh, thành phố khác trên cả nước hỗ trợ cung cấp lương thực, thực phẩm, các sản phẩm hàng hóa cho thành phố Hà Nội.

-  Ông Đặng Văn Vĩnh,  Phó phòng Phòng An toàn thực phẩm thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trình bày tham luận về các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm, Luật an toàn thực phẩm.

-  Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội nhận định: Nhu cầu cung cầu thị trường hàng hóa cho thị trường nông lâm thủy sản và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cuối năm tại thành phố Hà Nội. Dự kiến dịp cuối năm thị trường Hà Nội tăng 10-30% hàng hóa thị trường nông sản. Hiện tại Hà Nội đang tập trung 3 nguồn chính cho nhu cầu thị trường trong thời gian tới: Nguồn từ Hà Nội cung cấp, nguồn từ các tỉnh thành phố khác và nguồn nhập khẩu. Các sản phẩm phục vụ tiêu dùng như gạo, rau vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho thị trường Hà Nội. Hà Nội đang có 496 chuỗi, hơn 1000 cơ sở từ các tỉnh, thành phố khác kết nối, cung cấp cho thị trường Hà Nội. Nguồn nhập khẩu cũng rất đa dạng và dồi dào từ hoa quả đến thủy sản, nông sản,…. Công tác quản lý kiểm tra, giám sát: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ban ngành địa phương kiểm tả, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn.

-  Chia sẻ góc nhìn của nhà bán lẻ, bà Nguyễn Hương, Giám đốc Kiến tạo giá trị chung, Công ty WinCommerce - chuỗi bán lẻ Winmart cho biết, các chuỗi bán lẻ hiện đại đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương hiệu, hàng hóa sản phẩm nông sản vùng, miền Việt Nam tại thị trường nội địa cũng như là điểm tựa để nông sản Việt cất cánh ra thị trường quốc tế. 

-  Đại diện Xúc tiến thương mại Tập đoàn Central Retail, ông Paul Lê, Phó Chủ tịch phụ trách cho biết, xu hướng tiêu dùng hiện nay đã thay đổi trong đại bộ phận khách hàng, ngoài quan tâm tới chất lượng, giá cả, người dùng đã tìm hiểu khá kĩ tới nguồn gốc sản phẩm, tính minh bạch của nhà sản xuất.

-  Bà Đặng Thùy Trang, Giám đốc đối ngoại Grap Việt Nam trình bày, chia sẻ về ứng dụng công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số cho đơn vị kinh doanh, hợp tác xã.  

  Kết thúc buổi Tọa đàm ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng,

Chế biến và Phát triển thị trường cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích và đầy thiết thực của các đồng chí tham dự  Chương trình tọa đàm. Ông nhận định phát triển thị trường trong nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là hướng đi đúng đắn, hiệu quả. Thương mại trên nền tảng công nghệ số, các sàn thương mại điện tử hiện nay là nhu cầu cấp thiết và thiết thực cho bối cảnh chung của toàn cầu hóa.

Một số hình ảnh buổi Tọa đàm tại điểm cầu thành phố Hải Phòng:



Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Việt Nam đang thả nổi, thiếu tiêu chuẩn về chất lượng trước khi xuất khẩu sầu riêng?

tiêu đề tin

THỊ TRƯỜNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA HẢI PHÒNG THÁNG 11 NĂM 2023

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng, an toàn

Hơn 80% sản phẩm OCOP của Hải Phòng được kết nối, quảng bá